Ấm lòng quán cơm 10k chia sẻ khó khăn giữa mùa Ԁịсһ

Bích Ngọc - 15:08 09/11/2021

Quán cơm 10K mở ra nhằm chia sẻ phần nào khó khăn cùng anh em tài xế và cũng là để san sẻ phần nào những vất vả, khó khăn trong cuộc sống với người nghèo, khuyết tật, neo đơn trên địa bàn.

Images2413210 Hinh 1 11 N
Chỉ với 10.000 đồng, mọi người đã có một đĩa cơm với đầy đủ món kho, xào, canh…

Từ ngày 3/7/2021, cứ khoảng 8 giờ sáng mỗi ngày, quán cơm 10k (10.000 đồng) tại thôn Hiệp Thuận, xã Ninh Gia đã bắt đầu phục vụ thực khách, càng về trưa, quán cơm càng đông. Thông thường, mỗi ngày quán sẽ có các món chính là kho (chiên), xào và canh; ngoài ra, quán còn có món mì xào, cơm gà...

Quán cơm 10K do chị Nguyễn Thị Diễm My (xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng) mở ra trung bình mỗi ngày phục vụ khoảng 350 suất cơm, có hôm lên đến 600 suất. Chị My cho biết, trước đây, chị làm nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, chồng chị làm nghề tài xế chạy tuyến đường dài. Từ khi bắt đầu xuất hiện Ԁịсһ Covid-19, chồng chị nghỉ chạy xe, chị cũng thôi không buôn bán vật liệu xây dựng nữa.

“Ԁịсһ Covid-19 bùng phát, thấy anh em tài xế khó mua cơm để ăn, vậy là vợ chồng em bàn nhau thôi không bán vật liệu xây dựng nữa nhưng vẫn giữ mặt bằng đang thuê để mở quán cơm 10K này” - chị My nói.

Ngoài các bác tài, quán cơm 10K của chị My còn phục vụ các phần cơm 0 đồng cho những người nghèo, khuyết tật, neo đơn trên địa bàn.

6
Càng về trưa, quán cơm càng đông - Ảnh: Minh Họa

Thức ăn của quán chủ yếu là do "của nhà trồng được". Nhà mẹ chồng chị có rẫy cà phê nên thả gà, nuôi heo, nhà chị thì có sẵn 1 hồ cá. Mỗi ngày chị chỉ đi chợ mua rau, đổi món thì mua thêm thức ăn khác. Được biết, khi quyết định mở quán cơm 10K này, chị nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của cả gia đình, nhất là bố mẹ chồng nên nhờ đó có kinh phí để duy trì quán.

"Ông bà còn phụ em trồng thêm rau để cung cấp cho quán nữa. Khách đến với quán ngoài các tài xế, có khi ngồi ăn nhưng chủ yếu là mua cơm mang đi, thì còn phục vụ các suất ăn 0 đồng cho những người già, người neo đơn, tàn tật, người bán vé số, ai tới lấy được thì lấy, không tới lấy được thì em nhờ người mang tới tận nơi” - chị My chia sẻ thêm.

Hàng ngày, quán cơm 10K của My phục vụ từ sáng cho tới tận khuya. Ngoài vợ chồng My, còn có 2 nhân viên trước đây bán vật liệu xây dựng cho gia đình, khi My ngưng không bán vật liệu xây dựng nữa, My vẫn giữ 2 nhân viên ở lại để cùng My làm tiếp ở quán cơm 10K này.

Và, để có những suất cơm nóng hổi 8 giờ sáng mỗi ngày, từ tối hôm trước, cả nhà đã cùng nhau nhặt rau, sơ chế các nguyên liệu cần thiết. Từ sáng sớm, khoảng 5 giờ, vợ chồng My và 2 nhân viên của quán đã bắt tay vào việc.

Ngoài quán cơm 10K, từ năm 2020 đến nay, cứ vài tháng một lần, vợ chồng My lại kết hợp với anh chị em trong nhà đi thăm, chở gạo vào cho cơ sở nuôi trẻ mồ côi tại Tân Hà (huyện Lâm Hà), hay nấu cơm mang vào cho bệnh nhân tại trại tâm thần Trọng Đức (Bình Thạnh, Đức Trọng).

Một tài xế đường dài thường xuyên ghé quán cơm 10K của My xúc động nói: “Cánh tài xế chúng tôi cảm thấy rất vui và ấm lòng mỗi lần ghé quán ăn này, cảm thấy nghề nghiệp của mình được cảm thông và sẻ chia rất nhiều. Chúng tôi cũng rất mong sẽ có nhiều tấm lòng như vợ chồng của quán 10K này hơn nữa”.

Theo Báo Lâm Đồng

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề