Những con ấp đầu tiên ở Đà Lạt được hình thành như thế nào?

Bích Ngọc - 14:36 08/10/2020

Những ngày đầu tiên Đà Lạt chỉ là vùng đất hoang sơ và dân cư thì vô cùng thưa thớt. Năm 1906, sau khi được chọn để xây dựng thành trung tâm nghỉ dưỡng, Đà Lạt đã thực sự trở thành một vùng đất mới, là nơi hội tụ cư dân của các vùng miền.

Images2739327 3langhoa
Đà Lạt hoang sơ ngày xưa

Ngoài những người Lạch, người Cil (Kơho Lạch, Kơho Cil) thì cư dân người Kinh ở Đà Lạt lúc bấy giờ phần lớn là những người lao động nghèo ở miền Bắc, miền Trung. Họ di dân tự do hoặc đi phu phen, tạp dịch rồi tự nguyện ở lại lập nghiệp. Về sau những năm 1937-1938, người Pháp và chính quyền sở tại đã cho di dân ở một số địa phương từ miền Bắc, miền Trung như Hà Đông, Nghệ - Tĩnh vào Đà Lạt định cư. Mục đích chính là nhằm sản xuất rau, hoa cung cấp cho thành phố. Đến giai đoạn sau  còn có nhiều cư dân ở các vùng Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng vào đây lập nghiệp.

Ấp Hà Đông

Những cư dân người Kinh khi mới tới đây họ thường tập trung theo nhóm quê hương để lập ấp sinh sống. Giai đoạn này Đà Lạt đã lần lượt ra đời các ấp. Ấp Hà Đông được thành lập đầu tiên vào năm 1938. Do sáng kiến của các quan chức triều Nguyễn thời bấy giờ là ông Hoàng Trọng Phu - Tổng đốc Hà Đông, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ; ông Trần Văn Lý - Quản đạo thành phố Đà Lạt, Tổng đốc Lâm Đồng - Bình Ninh (Lâm Đồng, Đồng Nai Thượng, Bình Thuận, Ninh Thuận) và ông Lê Văn Định - Thượng canh nông tỉnh Hà Đông, sau làm Chánh án Tòa án hỗn hợp Đà Lạt.

Dalat
Những người trồng hoa đầu tiên ở Đà Lạt

Những cư dân đầu tiên của ấp Hà Đông là những người nông dân thạo nghề làm vườn ở các làng Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Ngọc Hà, Xuân Tảo, Vạn Phúc… thuộc tỉnh Hà Đông đến Đà Lạt, trồng rau và lập ấp vào năm 1938. Về sau còn có một số người Quảng Ngãi đến làm thuê và ở lại ấp lập nghiệp.

Ấp Nghệ Tĩnh

Ấp Nghệ Tĩnh do những người quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh vào lập nghiệp và lập ấp vào năm 1940. Đa số dân trong ấp là những người lao động nghèo và có một số là những người yêu nước bị địch khủng bố ở quê nhà nên đã cùng gia đình vào đây sinh sống. Một số khác được người có chức sắc trong chính quyền (ông Nguyễn Khắc Hòe) tuyển mộ ở quê đưa vào. Thời gian đầu họ đi làm thuê trong các công sở, chiều về vỡ đất khai hoang trồng thêm rau, sau đó dần dần chuyển sang nghề làm vườn. Sản phẩm chủ yếu là atiso và một số loại rau ôn đới.

Images1683027 Img 8806 9e6e
Đình Nghệ Tĩnh - Ngôi đình hiếm hoi còn sót lại ở Đà Lạt

Đây được xem là ấp nghèo nhất Đà Lạt bấy giờ. Là vùng đất hoang vu, khai phá được 70 ha, chia lô cho 70 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu. Trong đó khoảng 40 ha sản xuất nông nghiệp. Đà Lạt lúc ấy rất rét, luôn có tuyết rơi. Tuyết phủ rọ ươm (cây giống) bông đóng kín, bà con nấu nước ấm đổ lên cho tan tuyết… Thế rồi chết luôn cây. Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, đúc kết kinh nghiệm cuộc sống, người dân Nghệ Tĩnh mới “dần dần đủ ấm”.

Ấp Ánh Sáng

Ap Anh Sang 5e63 53b8
Ấp Ánh Sáng Đà Lạt ngày nay

Nơi đây, thuở ban sơ chỉ là vùng đất trũng giữa thung lũng với những hàng cây rậm rạp, xung quanh là đồi cao che khuất. Sau khi những cư dân Huế đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Đà Lạt, họ đã cải tạo, khai hoang và biến nơi này thành một vùng sản xuất nông nghiệp.

Ban đầu chỉ có khoảng năm đến sáu hộ gia đình người làng Kế Môn, Phước Yên sống trong những chòi lá đơn sơ cất tạm bên cạnh những mảnh vườn mấp mô vừa được khai hoang để trồng rau. Về sau với sự cần mẫn, chịu thương chịu khó của mình người dân đã san lấp, bồi đắp các hố sâu để mở rộng trở thành vườn rau mới. Vào năm 1952, cụm dân cư được đặt tên và Ấp Ánh Sáng “ra đời” với ước mong khu dân cư sẽ thịnh vượng như chính cái tên của mình.

Ấp Thánh Mẫu

10376264 743921082337923 6437842422764451968 N Fbe
Nhà thờ Thánh Mẫu - nhà thờ tôn giáo nổi tiếng của Đà Lạt
Ra đời năm 1955 với khoảng 400 giáo dân thiên chúa thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Khu đất này do bà con mua lại của Sở Canh Nông để lập ấp trồng các cây lương thực như: khoai, bắp sau đó chuyển sang trồng rau.
Đến những năm 50-60 của thế kỷ XX, Đà Lạt đã trở nên đông đúc với nhiều ấp mới tiếp tục ra đời như: Đa Phú, Tùng Lâm, Đa Thành, Trung Bắc, Nam Thiên, Xuân An, SI JEAN, Tân Lạc, Đa thiện, Cô Giang, Hồng Lạc, Đa Lợi, Thái Phiên, Tây Hồ và các khu Lam Sơn, Chi Lăng, Trại Mát…
Bích Ngọc
(Theo Đoàn Bích Ngọ)

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề

Lịch diễn các show ca nhạc Đà Lạt tháng 5 năm 2024

Thu Hà - 11:00 19/04/2024

Các show ca nhạc Đà Lạt tháng 5 thường xuyên diễn ra vào cuối tuần, lý tưởng cho du khách trải nghiệm. Đây còn là thời điểm nhiều mùa hoa rực rỡ.

Đi Đà Lạt cần chuẩn bị gì cho bé? Đưa con đi chơi ở đâu?

Minh Minh - 08:28 19/04/2024

Đi Đà Lạt cần chuẩn bị gì cho bé là thắc mắc được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tất tần tật kinh nghiệm đi Đà Lạt cho gia đình có trẻ nhỏ sẽ được giải đáp trong bài viết của Đà Lạt 360 ngay dưới đây!

Đà Lạt tháng 5 có hoa gì? Thời tiết mùa này ra sao?

Thu Hà - 14:18 05/04/2024

Những loài hoa Đà Lạt tháng 5 đẹp nhất bao gồm cẩm tú cầu, sao nhái, hướng dương, tam giác mạch, cỏ lau, bồ công anh, hoa giấy...

Rực rỡ mùa hoa cánh bướm Đà Lạt tháng 4!

Thu Hà - 11:36 01/04/2024

Đà Lạt đang bước vào mùa nở rộ của nhiều loài hoa rực rỡ, trong đó vườn hoa cánh bướm Đà Lạt ở Tà Nung thu hút rất đông khách du lịch đến chụp hình.

Mùa hoa lavender Đà Lạt 2024 nở sớm, tháng 4 đã rộn ràng!

Thu Hà - 14:35 25/03/2024

Mùa hoa lavender Đà Lạt 2024 đã bắt đầu rục rịch. Hai địa chỉ chụp ảnh hoa oải hương Đà Lạt đang thu hút đông đảo khách du lịch đến check-in.

Lịch trình du lịch Đà Lạt cùng gia đình 4N3Đ dịp lễ 30/4-1/5

Thu Hà - 09:55 22/03/2024

Để làm hài lòng mọi thành viên thuộc nhiều thế hệ, lịch trình du lịch Đà Lạt cùng gia đình 4 ngày 3 đêm sau đây đã lựa chọn các điểm tham quan và vui chơi phù hợp nhất.