Bích Ngọc - 14:01 30/09/2021
Từ xa xưa, Đà Lạt vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, khách sạn, trường học và trở thành trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
Trải qua những khoảng thời gian thăиg trầm của hai cuộc cнιếɴ тʀᴀɴн cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố khá đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm cнíɴн trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, hướng đến là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX.
Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện… một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa.
Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.
Không chỉ là ở trung tâm thành phố, dạo bước nơi ngoại thành cũng thấy được nét đẹp rất riêng của Đà Lạt. Dường như người ta chưa bao giờ thấy Đà Lạt xấu, dù ở bất cứ góc nào.
Ngoại thành chủ yếu là nơi những người nông dân cày cấy, tạo nên nông phẩm rồi đem lên trung tâm trao đổi. Cây cỏ, thiên nhiên hữu tình đẹp không kém gì tranh vẽ.
Bích Ngọc
Ảnh: Tom Petersen